Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Ban biên tập xin gửi bạn đọc bài phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc về nội dung và tầm quan trọng của bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) với việc tập trung vào Chương trình nghị sự về vấn đề phát triển sau năm 2015 của LHQ.


Phóng viên: Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết những đánh giá của ông về bài phát biểu này và đặc biệt là những gì gây ấn tượng với ông trên cương vị một chuyên gia về Việt Nam?
Carlyle Thayer: Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 68 là một ví dụ khác cho thấy sự nổi lên của Việt Nam như một quốc gia tích cực đóng góp cho các vấn đề trong khu vực và toàn cầu. Thủ tướng đã mang đến những kinh nghiệm của một quốc gia từng là nạn nhân của chiến tranh, một ví dụ thành công điển hình của một đất nước đang phát triển và một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An.
Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc
Bài phát biểu của Thủ tướng nhằm đưa ra những đóng góp cho Chương trình nghị sự về vấn đề phát triển sau năm 2015 của LHQ. Thủ tướng đã đề cập đến 3 vấn đề trọng đại đối với tương lai bao gồm: ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo môi trường toàn cầu lành mạnh cho những thế hệ tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu đại điện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, những người đã trải qua cuộc chiến tranh gần đây và vẫn đang phải tiếp tục đối mặt vơi hậu quả của nó như chất độc màu da cam và hiểm họa bom, mìn còn ẩn sâu trong lòng đất. Chính điều này đã tạo nền tảng cho lập luận của Thủ tướng khi cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột cần phải được giải quyết.
Bài phỏng vấn của Giáo sư Carlyle Thayer
Thủ tướng nhấn mạnh rằng, chính trị cường quyền có thể góp phần gây ra xung đột. Trong bối cảnh đó, ông đặc biệt lưu ý đến những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi “chỉ một sự cố đơn lẻ hoặc một hành động thiếu trách nhiệm cũng có thể gây ra xung đột, hay thậm chí là chiến tranh”. Thủ tướng nêu bật tầm quan trọng của Biển Đông đối với thương mại thế giới và tái khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên (DOC) và Bộ quy tắc Ứng xử (COC) tại Biển Đông nhằm giảm những căng thẳng có thể dẫn đến xung đột.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những giải pháp tốt nhất có thể được đưa ra dựa trên Hiến chương của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Ông lập luận, vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần phải được phát huy. Và Thủ tướng một lần nữa tái khẳng định chủ đề mà ông đã đề cập đến tại Đối thoại Shangri–La 2013 vừa qua – đó là sự cần thiết phải xây dựng lòng tin chiến lược.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Liên hợp quốc
Thủ tướng chứng minh tài quản lý nhà nước của mình bằng cách khẳng định mong muốn của Việt Nam trở thành một đối tác tin cậy và một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, Thủ tướng cam kết Việt Nam sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Và ở Đông Nam Á, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang cùng các quốc gia khác xây dựng Cộng đồng chung ASEAN.
Không một nhà lãnh đạo nào trên thế giới được phép thoải mái thời gian phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Và với khoảng thời gian của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra một loạt các vấn đề trọng điểm trong khu vực và quốc tế, cùng với đó là những giải pháp thực tiễn để giải quyết. Việt Nam, quốc gia đã có uy tín cao trong cộng đồng quốc tế, sẽ tiếp tục cải thiện hình ảnh của mình qua bài phát biểu của Thủ tướng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét